Thay đổi thành viên góp vốn công ty
Thay đổi thành viên góp vốn là nhu cầu thường thấy của các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Với dịch vụ thay đổi thành viên góp vốn tại Đại Việt, chúng tôi sẽ tư vấn thủ tục và quy trình cho việc thay đổi thành viên góp vốn nhanh chóng, an toàn với chi phí dịch vụ thấp nhất. Chúng tôi sẽ trực tiếp tư vấn và đại diện cho khách hàng giao dịch với cơ quan Nhà Nước để đẩy nhanh việc cấp giấy Đăng ký kinh doanh cho khách hàng.
Thay đổi thành viên góp vốn được tiến hành như thế nào?
Thủ tục thay đổi thành viên góp vốn công ty
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ cho việc thay đổi thành viên góp vốn
Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh và nhận kết quả.
Thay đổi thành viên góp vốn gồm hồ sơ gì?
I.Trường hợp thay đổi thành viên do có thành viên không thực hiện cam kết góp vốn:
1- Thông báo thay đổi thành viên (do người đại diện theo pháp luật ký);
2- Bản sao biên bản họp về việc thay đổi thành viên do không thực hiện cam kết góp vốn của Hội đồng thành viên (có chữ ký của các thành viên dự họp).
3- Quyết định bằng văn bản về việc thay đổi thành viên do không thực hiện cam kết góp vốn của Hội đồng thành viên (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký);
4- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của thành viên mới (trường hợp huy động người khác không phải là thành viên công ty góp đủ số vốn chưa góp):
– Thành viên mới là tổ chức: Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Và một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân theo khoản 4.1 và 4.2 nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng.
– Thành viên là cá nhân: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
5- Danh sách các thành viên công ty;
6- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
7- Thông báo kết quả tiến độ góp vốn hoặc bản sao, có xác nhận của công ty; giấy chứng nhận phần vốn góp của các thành viên.
II.Trường hợp thay đổi thành viên do thừa kế:
1- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người nhận thừa kế: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
2- Thông báo thay đổi thành viên công ty
3- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
4- Văn bản chứng nhận việc thừa kế hợp pháp của người nhận thừa kế;
III. Trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng hoặc tặng cho phần vốn góp:
1- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của thành viên mới: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
2- Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của công ty hoặc Hợp đồng tặng cho;
3- Thông báo thay đổi thành viên;
DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP
Tư vấn thành lập công ty, thành lập công ty TNHH, tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân, thành lập công ty liên doanh, thành lập công ty cổ phần, thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, tư vấn kế toán, tư vấn khai thuế .... Chúng tôi luôn cam kết cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp với chất lượng và độ tin cậy cao nhất cùng các giải pháp sáng tạo, toàn diện cho các vấn đề của doanh nghiệp và luôn đề cao sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa các bộ phận nghiệp vụ trong công ty, nhằm phát huy tối đa các thế mạnh sẵn có về nguồn lực của công ty vì lợi ích của khách hàng.
Tư vấn thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Gặp mặt trao đổi và lấy ý kiến của quý khách. Cụ thể các điểm nhấn như ngành nghề, tên, địa chỉ, tên người đại diện, vốn góp thời điểm góp vốn.
Bước 2: Trên cơ sở ý kiến từ khách hàng, chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng các vấn đề chiến lược của việc thành lập và quản lý công ty chi tiết.
Bước 3: Tư vấn chi tiết pháp luật thành lập cho khách hàng
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình thành lập, hoạt động, quản lý Doanh nghiệp;
- Tư vấn đặt tên công ty;
- Tư vấn về các hợp đồng trước khi đăng ký kinh doanh;
- Tư vấn cơ cấu nhân sự trong công ty;
- Tư vấn hồ sơ, tài liệu chuẩn bị thành lập Doanh nghiệp;
- Tư vấn cách phân chia lợi nhuận của các thành viên.
- Tư vấn về việc thiết lập văn bản ràng buộc giữa các thành viên/cổ đông trong công ty
- Tư vấn về chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề kinh doanh và quy mô của công ty;
- Tư vấn chi tiết về thủ tục mua hoá đơn lần đầu cho doanh nghiệp
- Tư vấn về vốn đầu tư ban đầu, vốn pháp định, vốn điều lệ…
- Tư vấn về đăng ký ngành nghề Đăng ký kinh doanh (lựa chọn, sắp xếp ngành nghề và dự tính ngành nghề kinh doanh sắp tới),
- Tư vấn chi tiết cho doanh nghiệp các vấn đề về thuế, các nghĩa vụ về tài chính sau khi đăng ký kinh doanh và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Tư vấn những điều kiện trước khi thành lập, những điều kiện sau khi thành lập đối với nghành nghề đăng ký kinh doanh;
- Tư vấn cách đặt tên Doanh nghiệp, tên viết tắt phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của hoạt động kinh doanh và tiến hành tra cứu tên doanh nghiệp;
- Tư vấn về cơ cấu nhân sự, quyền hạn, nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông trong công ty.
Bước 4: Tiến hành soạn thảo hồ sơ:
- Soạn thảo các hồ sơ thành lập công ty: tư vấn thành lập công ty cổ phẩn, tư vấn thành lập công ty liên doanh, thành lập công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn), tư vấn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, tư vấn thành lập chi nhánh văn phòng đại diện, tư vấn thay đổi nội dung hoạt động công ty, sáp nhập, tách, tạm ngưng, mua bán công ty theo thông tin quý khách hàng cung cấp
- Các hồ sơ thông thường cần có: Đơn đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty, Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng, Danh sách thành viên/cổ đông, Sổ đăng ký thành viên/cổ đông sáng lập, Biên bản họp công ty về việc góp vốn của sáng lập viên, Hợp đồng lao động nếu có, Giấy chứng nhận góp vốn cho các thành viên/cổ đông, Quyết định bổ nhiệm Giám đốc…
Bước 5: Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh:
- Công chứng hồ sơ, giấy tờ để thực hiện các thủ tục;
- Đại diện cho khách hàng trên phòng đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch và đầu tư để nộp hồ sơ thành lập công ty;
- Đại diện cho khách hàng để theo dõi hồ sơ của doanh nghiệp và nhận kết quả trả lời của Phòng đăng ký kinh doanh;
- Nhận kết quả là Giấy chứng nhận ĐKKD tại Phòng đăng ký kinh doanh;
- Tiến hành thủ tục để làm con dấu cho doanh nghiệp (dấu công ty, dấu chức danh, dấu đăng ký mã số thuế);
- Tiến hành thủ tục khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp.
Bước 6: Tư vấn sau khi thành lập công ty
- Tư vấn và làm báo cáo thuế hàng tháng.
- Tư vấn chế độ kế toán, sổ sách và các chính sách thuế.
- Tư vấn về quản trị và phát triển doanh nghiệp.
- Tư vấn về thay đổi, chia tách sáp nhập công ty…
- Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu công ty.
- Tư vấn phát triển web và các dịch vụ e-marketing miễn phí.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sử dụng dịch vụ tốt nhất.
Xem thêm:
>> Thủ tục thay đổi thành viên công ty TNHH 2 thành viên
>> Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
>> Thay đổi người đại diện pháp luật công ty
>> Các chức danh của người đại diện pháp luật
>> Doanh nghiệp có được thay đổi mã số thuế không
>> Thay đổi tên công ty có cần ký lại hợp đồng không
>> Điều kiện thành lập công ty dịch vụ thể thao
>> Thành lập website bán hàng, sàn giao dịch thương mại điện tử