Thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Cùng Đại Việt theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin về thủ tục cũng như dịch vụ xin cấp giấy phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam mà Đại Việt đang cung cấp.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”. Chi nhánh có quyền ký các hợp đồng kinh tế nhân danh chi nhánh, đóng dấu chi nhánh.
Xem thêm:
>> Thủ tục hồ sơ chuyển nhượng vốn công ty nước ngoài
>> Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
1. Điều kiện để được cấp phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
Các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư kinh doanh tại thị trường Việt Nam đa phần đều lựa chọn thành lập chi nhánh công ty nước ngoài vì thủ tục thường đơn giản và nhanh hơn việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hoặc thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam.
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ về Điều kiện cấp Giấy phép thành lập chi nhánh thì:
Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
2. Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
4. Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành;
5. Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận.
2. Thủ tục xin phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
• Bước 1: Chuẩn bị tài liệu, hoàn thiện hồ sơ pháp lý đã nhắc tới ở trên.
• Bước 2: Nộp hồ sơ, theo dõi và nhận kết quả đăng ký.
• Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và cấp phép: Bộ công thương
• Hình thức nộp hồ sơ: Nộp bản giấy (01 bộ) theo thủ tục hành chính một cửa truyền thống.
• Trong thời hạn 03-07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
• Thời gian cấp phép là 15 ngày tính từ lúc hồ sơ hợp lệ. Theo thời gian ghi trong giấy hẹn, người nộp hồ sơ mang theo giấy hẹn đến Bộ Công thương để nhận giấy phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
• Bước 3: Làm con dấu tròn của chi nhánh và người đại diện; mua chữ ký số và mở tài khoản ngân hàng cho chi nhánh sau khi có giấy phép hoạt động.
• Bước 4: Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế và Mã số Hải quan cho chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.
• Bước 5: Đăng tải thông tin giấy phép thành lập chi nhánh lên báo viết hoặc báo điện tử trong 03 số liên tiếp, thực hiện điều này trong vòng 45 ngày đầu từ khi nhận giấy phép.
• Bước 6: Chi nhánh thông báo cho Bộ Thương mại và Sở Thương mại địa phương về việc mở cửa hoạt động.
• Bước 7: Công bố thông tin về Chi nhánh.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình các nội dung sau:
• Tên, địa chỉ trụ sở của thương nhân nước ngoài;
• Tên, địa chỉ trụ sở của Chi nhánh;
• Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép thành lập Chi nhánh, Cơ quan cấp Giấy phép;
• Nội dung hoạt động của Chi nhánh;
• Người đứng đầu Chi nhánh;
3. Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài không cấp Giấy phép trong trường hợp nào?
Cơ quan cấp Giấy phép thành lập chi nhánh không cấp Giấy phép thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
• Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Chi nhánh gây phương hại đến quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.
• Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, địch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
• Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
• Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép Chi nhánh tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định này 72/2006/NĐ-CP.
• Thương nhân nước ngoài không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 , khoản 2 Điều 4 của Nghị định 72/2006/NĐ-CP
• Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
• Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hợp pháp hoá lãnh sự- dịch thuật công chứng tư pháp)
• Đơn đề nghị thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
• Hộ chiếu (hoặc CMND) sao y của người đứng đầu chi nhánh – 5 bản
• Báo cáo tài chính có kiểm toán trong năm gần nhất. (dịch thuật công chứng tư pháp)- 3 bản
• Điều lệ hoạt động của chi nhánh công ty ước ngoài tại Việt Nam – bản sao 2 bản
• Văn bản bổ nhiệm trưởng chi nhánh đồng thời trong đó nêu rõ phạm vi hoạt động
• Thoả thuận thuê địa điểm.
Nơi nộp hồ sơ: Sở công thương nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính
Thời hạn giải quyết: Trong 03 ngày làm việc, sở công thương cấp Giấy phép hoạt động của chi nhánh, nếu từ chối phải thông báo cho thương nhân được biết và nêu rõ lý do.
5. Cơ sở pháp lý thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
• Luật Thương mại 36/2005/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 14/6/2005.
• Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 22/8/2008 của UBND Thành phố Hà Nội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Công Thương Thành phố Hà Nội.
• Thông tư số 73/1999/TT-BTC ngày 14/6/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu lệ phí cấp Giấy phép Văn phòng đại diện thường trú của tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam.
• Thông tư số 11/2006/TT-BTM ngày 28 tháng 9 năm 2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ.
• Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt nam.