Quy định thủ tục mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
Quy định về sáp nhập doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp có quy định về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp/ công ty như sau:
– Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;
– Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
– Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
Chú ý: Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
Quy định về mua bán doanh nghiệp
Đây là hình thức chỉ được phép áp dụng đối với các doanh nghiệp tư nhân, và một số doanh nghiệp nhà nước, bộ phận doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước. Việc mua bán doanh nghiệp tư nhân được quy định trong Điều 187 Luật doanh nghiệp như sau:
– Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.
– Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.
– Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
– Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định.
Cơ sở pháp lý của thủ tục mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
Điều 195 Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định về thủ tục mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.
Sau khi tìm hiểu các thông tin sau đây, nếu quý doanh nghiệp còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Đại Việt để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.
Xem thêm:
>> Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định
>> Danh mục ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề
>> Tư Vấn Sáp nhập doanh nghiệp
DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP
Tư vấn thành lập công ty, thành lập công ty TNHH, tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân, thành lập công ty liên doanh, thành lập công ty cổ phần, thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, tư vấn kế toán, tư vấn khai thuế .... Chúng tôi luôn cam kết cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp với chất lượng và độ tin cậy cao nhất cùng các giải pháp sáng tạo, toàn diện cho các vấn đề của doanh nghiệp và luôn đề cao sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa các bộ phận nghiệp vụ trong công ty, nhằm phát huy tối đa các thế mạnh sẵn có về nguồn lực của công ty vì lợi ích của khách hàng.
Tư vấn thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Gặp mặt trao đổi và lấy ý kiến của quý khách. Cụ thể các điểm nhấn như ngành nghề, tên, địa chỉ, tên người đại diện, vốn góp thời điểm góp vốn.
Bước 2: Trên cơ sở ý kiến từ khách hàng, chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng các vấn đề chiến lược của việc thành lập và quản lý công ty chi tiết.
Bước 3: Tư vấn chi tiết pháp luật thành lập cho khách hàng
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình thành lập, hoạt động, quản lý Doanh nghiệp;
- Tư vấn đặt tên công ty;
- Tư vấn về các hợp đồng trước khi đăng ký kinh doanh;
- Tư vấn cơ cấu nhân sự trong công ty;
- Tư vấn hồ sơ, tài liệu chuẩn bị thành lập Doanh nghiệp;
- Tư vấn cách phân chia lợi nhuận của các thành viên.
- Tư vấn về việc thiết lập văn bản ràng buộc giữa các thành viên/cổ đông trong công ty
- Tư vấn về chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề kinh doanh và quy mô của công ty;
- Tư vấn chi tiết về thủ tục mua hoá đơn lần đầu cho doanh nghiệp
- Tư vấn về vốn đầu tư ban đầu, vốn pháp định, vốn điều lệ…
- Tư vấn về đăng ký ngành nghề Đăng ký kinh doanh (lựa chọn, sắp xếp ngành nghề và dự tính ngành nghề kinh doanh sắp tới),
- Tư vấn chi tiết cho doanh nghiệp các vấn đề về thuế, các nghĩa vụ về tài chính sau khi đăng ký kinh doanh và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Tư vấn những điều kiện trước khi thành lập, những điều kiện sau khi thành lập đối với nghành nghề đăng ký kinh doanh;
- Tư vấn cách đặt tên Doanh nghiệp, tên viết tắt phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của hoạt động kinh doanh và tiến hành tra cứu tên doanh nghiệp;
- Tư vấn về cơ cấu nhân sự, quyền hạn, nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông trong công ty.
Bước 4: Tiến hành soạn thảo hồ sơ:
- Soạn thảo các hồ sơ thành lập công ty: tư vấn thành lập công ty cổ phẩn, tư vấn thành lập công ty liên doanh, thành lập công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn), tư vấn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, tư vấn thành lập chi nhánh văn phòng đại diện, tư vấn thay đổi nội dung hoạt động công ty, sáp nhập, tách, tạm ngưng, mua bán công ty theo thông tin quý khách hàng cung cấp
- Các hồ sơ thông thường cần có: Đơn đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty, Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng, Danh sách thành viên/cổ đông, Sổ đăng ký thành viên/cổ đông sáng lập, Biên bản họp công ty về việc góp vốn của sáng lập viên, Hợp đồng lao động nếu có, Giấy chứng nhận góp vốn cho các thành viên/cổ đông, Quyết định bổ nhiệm Giám đốc…
Bước 5: Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh:
- Công chứng hồ sơ, giấy tờ để thực hiện các thủ tục;
- Đại diện cho khách hàng trên phòng đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch và đầu tư để nộp hồ sơ thành lập công ty;
- Đại diện cho khách hàng để theo dõi hồ sơ của doanh nghiệp và nhận kết quả trả lời của Phòng đăng ký kinh doanh;
- Nhận kết quả là Giấy chứng nhận ĐKKD tại Phòng đăng ký kinh doanh;
- Tiến hành thủ tục để làm con dấu cho doanh nghiệp (dấu công ty, dấu chức danh, dấu đăng ký mã số thuế);
- Tiến hành thủ tục khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp.
Bước 6: Tư vấn sau khi thành lập công ty
- Tư vấn và làm báo cáo thuế hàng tháng.
- Tư vấn chế độ kế toán, sổ sách và các chính sách thuế.
- Tư vấn về quản trị và phát triển doanh nghiệp.
- Tư vấn về thay đổi, chia tách sáp nhập công ty…
- Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu công ty.
- Tư vấn phát triển web và các dịch vụ e-marketing miễn phí.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sử dụng dịch vụ tốt nhất.
Xem thêm:
>> Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên
>> Quy định thủ tục mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
>> Các hình thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
>> Ưu nhược điểm Thành Lập Công Ty TNHH
>> Những điều cần lưu ý sau khi thành lập công ty
>> Lưu ý khi thay đổi địa chỉ trụ sở công ty
>> Thành lập công ty thực uống đồ phẩm thức gia dụng
>> Thành lập công ty nông sản lâm sản thủy sản