Thành lập công ty sản xuất lắp ráp ô tô
Ô tô là một loại hàng hóa đặc biệt do đó các quy định về việc thành lập công ty sản xuất và lắp ráp ô tô cũng nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn. Để hiểu rõ hơn về các điều kiện thành lập công ty sản xuất, lắp ráp ô tô, hãy cùng Đại Việt chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây.
Thành lập công ty sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy trình gì?
Để thành lập công ty sản xuất, lắp ráp ô tô cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ gì?
– Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu với cá nhân thành lập công ty.
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng minh nhân thân thành viên công ty, cổ đông công ty.
– Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân với trường hợp tổ chức thành lập công ty.
– Văn bản ghi nhận điều lệ công ty.
– Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp.
– Danh sách thành viên công ty, cổ đông công ty đối với từng loại hình công ty khác nhau.
Trong giấy đề nghị thành lập công ty cần ghi rõ mã ngành trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam. Sau đó, quý khách nộp hồ sơ như trên đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
Để xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô cần hồ sơ gì?
Công ty chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau để xin cấp Giấy chứng nhận:
– Bản sao tài liệu chứng mình công ty có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
– Bản sao hồ sơ thuyết minh, thiết kế mặt bằng nơi sản xuất, nhà xưởng.
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô theo mẫu.
– Bản sao hợp lệ danh mục các thiết bị day chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô.
Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô cần điều kiện gì?
Các công ty được thành lập theo quy định của pháp luật cần đáp ứng những điều kiện về cơ sở vật chất để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô. Điều kiện là một trong những yêu cầu trọng trong thành lập công ty kinh doanh sản xuất, lắp ráp ô tô. Để được cấp Giấy chứng nhận, khách hàng cần đáp ứng các điều kiện sau:
Công ty được quyền sử dụng hợp pháp nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm, dây chuyền sơn, dây chuyền hàn, đường thử ô tô theo quy định.
– Công ty phải có các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc công ty, hoặc thuê theo quy định.
- Dây chuyền sơn: Phải là dây chuyền sơn tự động, bán tự động thực hiện công việc chính như điều hòa thể tích, sơn nhúng điện ly, sơn phun, sơn áp lực, sấy, chống thấp nước, sơn trang trím sơn bóng, phủ sáp, làm sạch, xử lý bề mặt, rửa và loại bỏ khoáng chất. Từng loại xe cần đáp ứng điều kiện về kỹ thuật sơn khác nhau, phải trang bị được các thiết bị kiểm tra về chất lượng lớp sơn.
- Dây chuyền công nghệ lắp ráp đáp ứng điều kiện: Phải bao gồm dây chuyền lắp ráp khung, thân xe, lắp ráp tổng thành, lắp ráp ô tô theo quy định.
– Nhà xưởng đáp ứng những điều kiện như sau:
+ Có đủ diện tích để bố trí dây chuyền sản xuất, lắp ráp, kiểm tra.
+ Được xây dựng trên đất thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
+ Sơ đồ công trình tổng thể, công đoạn sản xuất, lắp ráp được bố trí ở nơi thuận tiện.
+ Nền nhà được sơn chống trơn hoặc có biện pháp chống trơn, có vạch chỉ giới phân biệt khu an toàn và khu để lắp đặt, bố trí dây chuyền sản xuất.
+ Được trang bị các hệ thống phụ trợ như điện công nghiệp, điện sinh hoạt, hệ thống cấp nước, hệ thống thông gió, bãi đậu xe,…
- Đường thử ô tô đáp ứng điều kiện:
+ Mỗi loại đường sẽ có quy chuẩn riêng, quý khách hàng có thể tham khảo tại Nghị định 116/2017 hoặc liên hệ Đại Việt để được hỗ trợ.
+ Có chiều dài ít nhất 800m.
+ Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nhằm kiểm tra chất lượng của xe trước khi xuất xưởng gồm: Đường bằng phẳng, đường sỏi đá, đường gồ ghề, đường gợn sóng, đường dốc lên xuống, đường trơn ướt, đường cua.
Quy trình xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
– Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo cụ thể thời gian tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế tại doanh nghiệp.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định.
– Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Trường hợp kết quả kiểm tra, đánh giá chưa đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra, Bộ Công Thương thông báo để doanh nghiệp hoàn thiện.
– Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế đạt yêu cầu. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô trực tiếp tại Bộ Công Thương hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc theo hình thức phù hợp khác.
Đối tượng nào được thành lập công ty sản xuất, lắp ráp ô tô?
Chủ thể thành lập công ty sản xuất, lắp ráp ô tô có thể là cá nhân, tổ chức và đáp ứng các điều kiện như sau:
– Cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc các trường hợp nhà nước không cho phép thành lập công ty như:
+ Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt bược, cơ sở giáo dục bắt buộc, người bị hạn chế trong hành nghề kinh doanh.
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân, viên chức, trong các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
+ Cán bộ, công chức, viên chức.
+ Người dưới 18 tuổi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự.
+ Cán bộ quản lý, lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước.
– Tổ chức trong nước hay nước ngoài phải có tư cách pháp nhân và trừ các trương hợp là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.